Mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm dành cho các nhà hàng, quán ăn

hop-dong-thuc-pham

Ngày nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền văn hóa ẩm thực, các nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm. Cùng với đó là các hoạt động mua bán thực phẩm diễn ra sôi nổi, thường xuyên. Để việc mua bán trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn, cần thiết phải có hợp đồng. Vậy mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm được lập như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là một khái niệm đã có từ lâu đời. Nó xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống như lĩnh vực dân sự hay lĩnh vực thương mại,… Hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa 2 hay nhiều bên về một vấn đề nào đó. Và tất nhiên sự thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật.

Cụ thể: Hợp đồng là một bản cam kết giữa các bên liên quan nhằm thực hiện hay không thực hiện một việc gì đó mà không trái với quy định của pháp luật.

Kết cấu chung của một bản hợp đồng

Tùy mỗi loại hợp đồng mà nội dung khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì hợp đồng thường có những nội dung chính như sau:

  • Chủ thể của hợp đồng: là các bên tham gia thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Đối tượng của hợp đồng: là đối tượng mà các chủ thể thực hiện giao dịch, thỏa thuận với nhau. Đối tượng phải được xác định rõ về mặt chủng loại, số lượng, chất lượng,…
  • Nội dung của hợp đồng: là những điều khoản được các bên tham gia thỏa thuận. Nó là căn cứ để quy trách nhiệm cho các bên khi thực hiện.
  • hop-dong-mua-ban-hang-hoaGiá và phương thức thanh toán: Đây là phần quy định mức giá của đối tượng trong hợp đồng và phương thức thanh toán như trả tiền mặt hay chuyển khoản,… Tuy nhiên không phải hợp đồng nào cũng có điều khoản này. Có những loại hợp đồng như hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng khung, … được lập ra chỉ để xác định những nguyên tắc chung, còn giá cụ thể như thế nào lại phụ thuộc vào một số yếu tố khác.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Đối với mỗi loại hợp đồng khác nhau thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cũng khác nhau. Pháp luật có những quy định cơ bản về điều này. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phụ thuộc vào nội dung, giá trị trong hợp đồng và cả những quyền lợi chính đáng của các bên tham gia.
  • Thời hạn của hợp đồng: Đây là phần rất quan trọng của hợp đồng. Các bên cần phải thỏa thuận rõ ràng thời điểm bắt đầu, thời điểm diễn ra và thời điểm kết thúc hợp đồng.

Các phần khác

  • Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: Để đảm bảo hợp đồng được thực hiện theo đúng như các điều khoản đã thỏa thuận, cần phải đưa ra điều kiện để phạt khi vi phạm và mức bồi thường, hình thức bồi thường cụ thể.
  • Chấm dứt hợp đồng: điều khoản này quy định khi nào thì hợp đồng sẽ chấm dứt hoặc khi nào thì các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Giải quyết tranh chấp: điều khoản này quy định khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ sử dụng tòa án hay trọng tài để giải quyết. Trong một số trường hợp, nếu là hợp đồng quốc tế thì cần phải quy định rõ việc chọn luật điều chỉnh là luật của nước nào. Bởi mỗi nước có những luật khác nhau, quy định khác nhau.

Tải mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm

Download mẫu hợp đồng TẠI ĐÂY

Mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm

Như mọi loại hợp đồng khác, hợp đồng mua bán thực phẩm sẽ có phần mở đầu, căn cứ luật để đưa ra bản hợp đồng, thời gian, địa điểm. Tiếp đến là các bên tham gia trong bản hợp đồng (thường là bên A: bên bán thực phẩm. Bên B: bên mua thực phẩm). Rồi đến các điều khoản như sau:

Điều 1: Nội dung giao dịch: Phần này ghi rõ bên A cung cấp cho bên B những thực phẩm gì hoặc theo nhu cầu của bên B.

Điều 2: Giá cả: Phần này thống nhất rõ giá của từng loại thực phẩm là bao nhiêu

Điều 3: Chất lượng hàng hóa: Theo quy định của cục vệ sinh an toàn thực phẩm và thỏa thuận của 2 bên

Điều 4: Phương thức giao nhận: Ghi rõ giờ giao nhận, phương tiện vận chuyển, chi phí bên nào chịu,…

Điều 5: Đảm bảo về mặt chất lượng của thực phẩm: Bên A phải chịu trách nhiệm về chất lượng của thực phẩm.

Điều 6: Phương thức thanh toán: Quy định rõ tiền mặt hay chuyển khoản. Thời gian thanh toán là khi nào sau khi nhận thực phẩm.

hop-dong-thuc-phamĐiều 7: Cam kết của 2 bên

Điều 8: Giải quyết tranh chấp

Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu có)

Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng

Cuối cùng, đại diện 2 bên ký tên và đóng dấu (nếu có)

Trên đây là toàn bộ mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm. Để biết rõ hơn, các bạn vui lòng xem trên ảnh đính kèm. Chúc các bạn thành công!

0926381999