Bạn đã biết bảo quản sữa mẹ đúng cách như thế nào chưa?

bao-quan-sua-me-trong-tu-lanh

Như chúng ta đã biết, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, mẹ nên cho bé bú ít nhất đến 24 tháng tuổi. Nhưng trên thực tế, các mẹ thường phải tách con sớm để đi làm, và phải vắt sữa để ở nhà cho con. Trong nhiều trường hợp khác, chúng ta cũng phải dự trữ sữa mẹ cho bé sử dụng. Vậy làm thế nào để bảo quản sữa mẹ đúng cách, không bị hỏng hay mất chất?

sua-me-tot-cho-suc-khoe-cua-beBảo quản sữa mẹ đúng cách trong tủ lạnh

Bảo quản trong tủ lạnh là cách làm được nhiều mẹ sử dụng khi trữ sữa cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng làm đúng. Để bảo quản trong tủ lạnh, cần phải tuân thủ những quy định sau:

Sau khi vắt

  • Ngay sau khi sữa được vắt ra, mẹ phải cho vào túi đựng sữa chuyên dụng rồi dán nhãn, ghi chép ngày giờ vắt cẩn thận vào nhãn túi để tránh nhầm lẫn dẫn đến sử dụng sữa quá hạn. Nếu bé đi nhà trẻ, mẹ cần ghi thêm tên con vào nhãn túi để không bị nhầm lẫn với sữa của các bạn khác.
  • Sữa sau khi vắt ra cần được bỏ vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu không thể bỏ ngay vào tủ thì bạn nên để ở phòng có nhiệt độ khoảng 26°C. Và hãy nhớ rằng, sữa mẹ để ở ngoài chỉ được tối đa 6 tiếng. Đồng thời không được để sữa ở nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp hoặc những nơi có bức xạ nhiệt hay các vật dụng tỏa nhiệt khác.
  • bao-quan-sua-me-trong-tu-lanh
  • Sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được tới 48 tiếng. Còn nếu bạn muốn sử dụng lâu dài thì có thể làm lạnh nhanh trong khoảng 30 phút rồi cho ngay vào trữ đông.
  • Khi sữa ở trạng thái đông sẽ luôn giữ được độ tinh khiết. Nếu bạn để sữa trong tủ lạnh 1 cánh thì có thể để được từ 1 đến 2 tuần. Nếu để trong tủ 2 cánh có chức năng phun sương thì có thể để được tới 3 tháng. Đặc biệt nếu bạn để cố định trong tủ có mức nhiệt luôn duy trì ở -18°C thì có thể để được tới 6 tháng.
  • Nên chia sữa thành các túi nhỏ, có thể tích từ 80 đến 120 ml để bé sử dụng hết trong 1 lần, không bị lãng phí, đồng thời cũng giúp làm lạnh nhanh hơn. Và đặc biệt khi rã đông cũng sẽ nhanh hơn, đỡ mất thời gian của mẹ.
  • Trong trường hợp bị mất điện kéo dài, bạn nên cho các túi sữa đã được làm đông vào các thùng có chức năng giữ nhiệt và ướp cùng với đá viên.

Sữa mẹ rã đông và hâm nóng như thế nào trước khi sử dụng

Để rã đông và hâm nóng sữa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bạn cần ưu tiên sử dụng những túi sữa được vắt ra trước để không bị quá hạn. Sữa cần được làm ấm trước khi cho bé dùng.
  • Sữa mẹ không nên rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Vì vi khuẩn có thể xâm nhập trong quá trình rã đông. Có nhiều cách để hâm nóng mà vẫn bảo quản sữa  mẹ đúng cách, giữ được chất và không làm hỏng sữa. Bạn có thể thực hiện hấp cách thủy hoặc cho bình sữa ngâm vào trong nước nóng để làm ấm sữa. Chú ý: chỉ nên ngâm trong nước khoảng 40°C. Tuyệt đối không đun nóng hoặc cho vào lò vi sóng vì sẽ làm mất chất/ biến chất sữa mẹ.
  • ra-dong-sua-me-dung-cach
  • Bạn cần lắc đều bình để phần váng sữa bên trên hòa trộn với phần sữa bên dưới. Nhưng nhớ là chỉ được lắc nhẹ tay. Nếu lắc mạnh sẽ làm phá hủy một số chất dinh dưỡng tốt trong sữa mẹ. Cần kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé sử dụng. Chỉ nên làm ấm sữa chứ không nên để quá nóng. Nếu bé không bú hết, bạn phải bỏ đi chứ không được trữ lại dùng tiếp.

Chọn dụng cụ trữ sữa để bảo quản sữa mẹ đúng cách

Để có thể bảo quản sữa mẹ đúng cách thì việc lựa chọn dụng cụ trữ sữa cũng là điều rất quan trọng. Dưới đây là 2 dụng cụ phổ biến nhất, và cũng giúp bảo quản sữa mẹ tốt nhất.

Túi đựng sữa chuyên dụng

  • Đây là những chiếc túi được thiết kế đặc biệt, chuyên dùng để đựng và bảo quản sữa mẹ. 1 túi bạn chỉ nên cho từ 60 đến 120 ml sữa. Đừng cho quá nhiều vì khi cất đông sẽ bị giãn nở, có thể làm rách túi. Đồng thời khi cho sữa vào bạn phải chú ý ép hết không khí ra ngoài.
  • Để bảo quản sữa được lâu, bạn phải để túi sữa trong tủ lạnh có nhiệt độ luôn duy trì ở mức âm.
  • Túi đựng sữa có nhiều loại, của nhiều thương hiệu khác nhau. Bạn nên chọn thương hiệu uy tín để sử dụng, tránh bị nứt, rách làm hỏng sữa.

tui-tru-sua-chuyen-dungBình đựng sữa

  • Bạn phải dùng bình có nắp đậy để đựng sữa. Có 2 loại bình là bình nhựa và bình thủy tinh. Tuy nhiên, bình thủy tinh thì luôn tốt hơn bình nhựa.
  • Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần vệ sinh bình sạch sẽ bằng các loại nước rửa bình sữa hoặc bằng nước ấm. Chú ý làm khô bình trước khi sử dụng (phơi, sấy, để khô,…)
  • Không đổ sữa quá đầy bình, để lại một khoảng trống để sữa giãn nở khi cất đông.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bảo quản sữa mẹ đúng cách. Chúc các mẹ bảo quản sữa thành công. Chúc các bé hay ăn chóng lớn!

>>>> Tham khảo thêm: Cách bảo quản sữa trong kho lạnh

0926381999