Sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của hàng loạt các loại máy máy hiện đại. Có nhiều ứng dụng đối với lĩnh vực kinh doanh, sản xuất. Để bảo vệ thiết bị trong nhà xưởng thì một thiết bị làm mát như tháp giảm nhiệt là vô cùng cần thiết. Vậy tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo của loại máy này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Khái niệm tháp giải nhiệt là gì?
Tháp giải nhiệt chính là một vật tư ngành lạnh . Dùng để chuyển lượng nhiệt thừa của nước ra khí quyển. Thiết bị này hoạt động dựa trên sự bay hơi của nước vào trong không khí để loại nhiệt. Hoặc trao đổi nhiệt với không khí để làm giảm nhiệt độ.
Tháp giải nhiệt nước ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Điển hình như ngành thủy hải sản, điện lạnh, ngành nhựa, luyện kim, dược phẩm,… Đây là một trong những thiết bị hữu ích để hạ nhiệt độ của dòng nước dựa trên cơ chế trích nhiệt từ nước và thải ra ngoài khí quyển. Thiết bị này tận dụng sự bay hơi. Chính vì vậy nước bay hơi vào trong không khí và thải ra ngoài khí quyển.
Tác dụng của chúng chính là làm cho phần nước còn lại được làm mát một cách đáng kể. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có thể làm giảm nhiệt độ bằng cách sử dụng không khí để loại nhiệt. Điển hình như bộ tản nhiệt của ô tô. Đây chính là lý do tháp giải nhiệt nước được ưa chuộng bởi nó mang lại hiệu quả cao về mặt chi phí cũng như chất lượng.
Cấu tạo của tháp giải nhiệt nước
Tháp bao gồm 6 bộ phận chính. Mỗi bộ phận đều có chức năng, đặc điểm và vai trò riêng. Tất cả tạo nên một thiết bị tháp giải nhiệt nước hoạt động ổn định.
1. Bộ phận khung và thân tháp
Đa phần các tháp có khung kết cấu đều có chức năng hỗ trợ phần thân tháp (hay còn gọi là phần thân bao bên ngoài), các động cơ, quạt cũng như bộ phận khác.
Khung và thân tháp hay còn gọi là vỏ bồn tháp: Phần lớn các tháp có khung kết cấu giúp hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài (thân tháp), động cơ, quạt và các bộ phận khác.
Phần vỏ bồn của tháp giải nhiệt nước được làm bằng chất liệu F.R.P. Đây là một hợp chất được nhập khẩu 100% với chế tạo từ sợi thủy tinh cùng loại keo dính đặc biệt. Chất liệu này có cấu trúc tinh tế. Chính vì vậy nó có khả năng chịu nhiệt. Cũng như các tác động mạnh rất tốt, không bám bẩn, hoen gỉ.
Đặc biệt hơn, vỏ ngoài của tháp giải nhiệt đã trải qua quá trình quang hóa đặc biệt nên bề mặt của nó rất bóng, bền, tránh được tia cực tím, tuổi thọ cao.
2. Khối đệm (hay còn gọi là lõi lọc nước tản nhiệt PVC)
Bộ phận khối đệm trong tháp tản nhiệt nước được làm bằng nhựa PVC, PP hoặc gỗ với chức năng chính là hỗ trợ trao đổi nhiệt dựa trên sự tối đa hóa tiếp xúc giữa không khí và nước. Có 2 loại khối đệm chính là khối đệm dạng phun và khối đệm màng.
Khối đệm dạng phun: Nước rơi lên thanh chắn ngang, bắn ra thành các giọt nhỏ, làm ướt mặt khối đệm. Với khối đệm chất liệu nhựa sẽ giúp cho quá trình trao đổi nhiệt tốt hơn là khối đệm được làm bằng gỗ.
Khối đệm màng: Tác dụng của chúng là giảm tốc độ nước rơi, cung cấp lượng nước tối đa tạo hiệu quả giảm nhiệt cao. Bộ phận này của tháp giải nhiệt nước gồm màng nhựa mỏng đặt sát cạnh nhau. Khi nước rơi lên trên sẽ tạo ra lớp màng tiếp xúc với không khí.
3. Bể nước lạnh
Bộ phận này được đặt gần đáy tháp, nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm của tháp giải nhiệt. Bể nước lạnh thường có một bộ phận thu nước hoặc điểm trũng với mục đích nối xả nước lạnh. Có nhiều tháp giải nhiệt nước thiết kế bộ phận này ở dưới khối đệm. Ở thiết kế đối lưu ngược dòng, nước ở phần dưới khối đệm được nối với vành đai có vai trò tương tự như bể nước lạnh.
Phần quạt hút được thiết kế ở dưới khối đệm với chức năng chính là hút khí từ dưới lên. Với thiết kế này, chúng ta có thể lắp thêm chân cho tháp cũng như lắp quạt và động cơ một cách dễ dàng hơn.
4. Phần lưới xám, bộ phận khí vào, cửa không khí vào
Bộ phận này thu những giọt nước vị kẹt trong không khí để chúng không bị mất trong khí quyển. Trong khi đó, bộ phận khí vào có chức năng lấy khí vào trong tháp,
Thông thường những tháp giải nhiệt dòng ngang có cửa lấy khí vào. Mục đích chính là giữ nước trong tháp, cân bằng lưu lượng khí vào khối đệm.
5. Vòi phun – Đầu phun ống phun
Chức năng chính của vòi phun nước chính là làm ướt khối đệm, phân nước ở phần trên khối đệm cho đồng đều. Đây là điều cần thiết để bề mặt khối đệm có được độ ướt thích hợp. Phần vòi có thể thiết kế cố định theo hình tròn, vuông hoặc nó có thể là một phần của dây chuyền quay.
6. Quạt tháp giải nhiệt và thang
Quạt tháp giải nhiệt: Cả 2 loại quạt hướng trục và ly tâm đều dùng trong tháp, chức năng chính của chúng là thông gió cưỡng bức trong tháp. Dựa vào kích thước mà chúng ta có thể chọn quạt nghiêng cánh hay quạt đẩy cố định.
Bộ phận máng nước, đế bồn của thiết bị này được chế tạo bằng vật liệu composite, có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt.
Bộ phận cuối cùng của tháp giải nhiệt nước chính là thang. Chúng đóng vai trò là “cầu nối” để việc sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng tháp diễn ra thuận lợi.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tháp giải nhiệt cũng như cấu tạo của thiết bị này. Để có thêm kiến thức hữu ích khác về mảng kho lạnh, mời bạn theo dõi các bài viết tiếp theo của Điện Lạnh Biển Bạc nhé.
>>>> THAM KHẢO: Bảng báo giá kho lạnh chi tiết mới nhất 2022