Các phương pháp làm lạnh nhân tạo hiện nay
1.Phương pháp làm lạnh bay hơi nước khuếch tán
Phương pháp làm lạnh này hoạt động bằng cách phun nước khuếch tán vào không khí. Khi đó nước sẽ bay hơi đoạn nhiệt và không khí sẽ biến đổi theo đường h=const. Người ta nhận thấy rằng, độ ẩm không khí tăng từ φ1 đến φ= 100% trong khi đó nhiệt độ không khí lại giảm từ t1 xuống t2. Từ đó, người ta ứng dụng điều này và xem như một phương pháp để làm mát không khí.
Đặc điểm phương pháp tuy đơn giản, song nhược điểm cơ bản là độ ẩm không khí cao . Do đó dễ gây ẩm móc thiết bị trong không gian làm việc. Vì vậy, khi ứng dụng tùy vào đặc điểm không gian mà có lựa chọn cho phù hợp. Hiện nay, phương pháp này được ứng dụng ở các quạt phun sương hoặc các dàn tán sương lớn.
2 Phương pháp hòa trộn lạnh
Cách đây 2000 năm, người Trung Quốc và Ấn Độ đã biết làm lạnh bằng cách hòa trộn muối và nước để tạo dung dịch có nhiệt độ thấp để thực hiện làm lạnh. Trước đây phương pháp này từng thường được ứng dụng để bảo quản hải sản trên các tàu đánh bắt. Tuy nhiên phương pháp này tiêu tốn nhiều chất hòa trộn. Hơn nữa còn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, hiện nay phương pháp này ít sử dụng trong đời sống và sản xuất. Một trong những ví dụ hòa trộn lạnh là khi hòa trộn 31g NaNO3 và 31g NH4Cl với 100g nước (100C) thì tạo thành hỗn hợp có nhiệt độ khoảng -12ºC. Còn nếu hòa trộn 200g CaCl2 với 100g nước đá vụn thì tạo thành hỗn hợp có nhiệt độ khoảng -42ºC…vv
3 Phương pháp giãn nở đoạn nhiệt sinh ngoại công
Khi giãn nở một khối khí từ áp suất p1 xuống áp suất p2 thì nhiệt độ của khối khí sẽ giảm. Tuy nhiên nếu quá trình giãn nở là đoạn nhiệt thì nhiệt độ của khối khí là thấp nhất. Từ đó người ta có ý tưởng ứng dụng giãn nở đoạn nhiệt khí để làm lạnh. Để thực hiện điều này người ta thực hiện quá trình qua một máy giãn nở. Tuy nhiên, trong quá trình giãn nở môi chất sẽ sinh công làm quay máy giãn nở. Vì vậy người ta gọi phương pháp này là phương pháp giãn nở đoạn nhiệt sinh ngoại công. Máy giãn nở cồng kềnh, khó chế tạo, đắt tiền, vận hành phức tạp. Nên thực tế phương pháp này thường sử dụng cho các hệ thống lạnh Cryo làm lạnh ở nhiệt độ rất thấp, nhỏ hơn -70ºC.
4 Phương pháp làm lạnh bằng tiết lưu không sinh ngoại công
Người ta cho một chất công tác chuyển động qua vị trí có trở lực tăng đột ngột, thì nhận thấy rằng nhiệt độ chất công tác giảm và có sự khác biệt lớn so với nhiệt độ ban đầu. Từ đó người ta đưa ra ý tưởng ứng dụng điều này và xem như một phương pháp để làm lạnh. Người ta gọi phương pháp này là phương pháp tiết lưu không sinh ngoại công.Đặc điểm quá trình tiết lưu :
-Áp suất giảm, nhiệt độ giảm.
-Không sinh ngoại công.
-Trong thực tế do quá trình diễn ra nhanh nên có thể xem là quá trình đoạn nhiệt không thuận nghịch:q=0, s>0
– Enthalpy trước và sau quá trình không đổi:
h1 = h2 (kJ/kg)
5 Hiệu ứng nhiệt điện, hiệu ứng Peltier
Hiệu ứng Peltier do A. Peltier, người Pháp phát hiện vào năm 1834. Peltier phát hiện khi nối một mẫu dây đồng với một dây bismuth với một nguồn điện một chiều, tạo thành mạch kín. thì nhận thấy rằng một đầu mối nối nóng lên, còn đầu kia lạnh đi. Từ hiệu ứng đó người ta đưa ra ý tưởng sử dụng đầu có nhiệt độ giảm để thực hiện làm lạnh và xem đây là một trong những phương pháp để làm lạnh. Đặc điểm phương pháp này tuy đơn giản nhưng công suất không lớn, hiệu suất không cao vì vậy, hiện nay phương pháp này ít sử dụng trong đời sống và công nghiệp.
6 Phương pháp làm lạnh nhân tạo bằng cách biến đổi pha
Như chúng ta đã biết vật chất tồn tại ở ba pha :pha rắn, pha lỏng và pha hơi.Khi cho vật chất biến đổi pha thì người ta nhận thấy rằng quá trình nóng chảy, bay hơi và thăng hoa là các quá trình thu nhiệt, vì vậy người ta đưa ra ý tưởng ứng dụng các quá trình này để thực hiện làm lạnh. Thực tế, người ta ứng dụng quá trình nóng chảy và thăng hoa để làm lạnh đối với một số chất có khả năng tự thực hiện quá trình khi ở điều kiện môi trường bình thường ví dụ khi ở áp suất khí quyển, nước đá nóng chảy ở 0 độ C thu một nhiệt lượng 333(kJ/kg). Đá khô
(CO2 rắn) thăng hoa ở -78,5ºC thu một nhiệt lượng 572,2 (kJ/kg)…vv. Riêng đối với quá trình bay hơi bằng cách sử dụng các chất công tác có khả năng làm lạnh khi biến đổi pha ở áp suất thấp như R12,R22,R717,R410A, R134a…được người ta ứng dụng rộng rải trong các máy lạnh trong đời sống, sản xuất của con người.
Hình 2.6: Quá trình biến đổi pha
Đơn vị lắp kho lạnh bảo quản bảo quản sử dụng các phương pháp làm
lạnh nhân tạo tốt nhất
Điện lạnh Biển Bạc vẫn được biết đến là một trong số ít những đơn vị cung cấp đến với người dùng các kho lạnh bảo quản với các phương pháp làm lạnh nhân tạo bảo quản hiện đại với nhiều chức năng ưu việt. Chưa kể đến chi phí lắp đặt tại Điện lạnh Biển Bạc còn hết sức tối ưu giúp người dùng có nhu cầu tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp hoặc cần tìm đến đơn vị thi công lắp đặt kho lạnh bảo quản. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhân viên kỹ thuật có thể đến tận nơi khảo sát và tư vấn cho lắp đặt hệ thống kho lạnh cho bạn.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Hotline: 0926 381 999 để được tư vấn miễn phí 24/7.Xin trân trọng cảm ơn!
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC
Địa chỉ : Số 812 & 1057, đường Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Mã số thuế: 0106802243
Hotline: 0926 381 999
Điện thoại: 02462 543 777